Chuyên ngành kế toán công là một bộ phận mà trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực của ngành kế toán, Mỗi lĩnh vực trong kế toán công lại có đều có sự khác nhau nhưng cái chúng luôn hướng tới là các vấn đề về tài chính. Mỗi năm chế độ, các chuẩn mực kế toán về kế toán công luôn có sự thay đổi. Kế toán công được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính nhằm đào tạo cho các đối tượng liên quan về cả 2 lĩnh vực là tài chính công và tư.
Ngành kế toán công ra đời như thế nào?
Tài chính công được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính. Chuyên ngành Kế toán công thuộc lĩnh vực công liên quan đến các vấn đề về kinh tế – xã hội của đất nước, vì vậy nó ra đời với mục đích phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và các tổn chức đơn vị thuộc lĩnh vực công khác về vấn đề quản lý, sử dụng nguồn tài chính công một cách hợp lý, rõ ràng và phải công khai. Trong các tổ chức, đơn vị nhà nước, các tổ chức đơn vị công khác có nhiều vấn đề xả ra phức tạp cách qản lý nguồn tài chính, chính vì thế ngành kế toán công ra đời cũng nhằm đạo tạo chuyên sâu cho bộ phận liên quan nhằm giải quyết các vấn đề tài chính một cách ổn thỏa. Tài chính công và kế toán công có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, nhưng ở tài chính công không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận, còn ở kế toán công nhằm mục đích kinh doanh phi lợi nhuận. Hiện nay, mỗi năm số lượng sinh viên đăng ký học ngành kế toán công ngày càng tăng, chính tỏ ngành kế toán công đang dần được sự quan tâm và cũng là sự lựa chọn của nhiều sinh viên.
Ngành kế toán công ra đời với mục tiêu gì?
- Mục tiêu chung
Kế toán công ra đời với mục tiêu là đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ, các bộ phận có liên quan đến ngành kế toán công trong việc cung cấp các kiến thức cần thiết, về cách quản lý nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu, đòi hỏi trong lĩnh vực kinh tế – xã hội của nước ta trong lĩnh vực công.
- Mục tiêu cụ thể.
Tất cả các sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán công sẽ được cấp bằng đại học ( cử nhân ) chính quy do nhà trường cấp theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Kế toán công bao gồm nhiều lĩnh vực trong kế toán vì thế sinh viên có các kiến thức trong nghiều lĩnh vực liên quan đến kế toán và sinh viên có thể lựa chọn ngành thích hợp cho mình mà không bị áp đặt.
Chương trình đào tạo ngành kế toán công
Các sinh viên sẽ được học tất cả các kiến thức thức kế toán về cả lý thuyết và thực hành môn kế toán trên các phaamnf mềm kế toán, tài chính, mà chuyên sâu vẫn là lĩnh vực tài chính công. Sinh viên sẽ thực hành trên các phần mềm kế toán dựa trên các tài liệu thực, bằng cách vận dụng các nghiệp vụ kế toán để thực hiện các bài thực hành đó. Ngoài ra, các sinh viên còn phải tích cực tham gia các chương trình liên quan đến ngành kế toán nhằm trau dồi, nâng cao nghiệp vụ kế toán của mình, đồng thời cũng tạo cho sinh viên có một thói quen tốt để hỗ trợ cho công việc theo này và theo kịp được xu thế hiện đại.
Chuyên ngành kế toán công học những gì
Các sinh viên ngoài việc được học, được đào tạo các kiến thức cơ bản trong giáo trình mà bộ giáo dục quy định thì các sinh viên còn phải học thêm các kiến thức cơ bản. kiế thức chuyên ngành và kiến thức nâng cao bổ trợ để đáp ứng được nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính công và kế toán công.
Đối với chuyên ngành kế toán công, sinh viên sẽ được học các kiến thức trong các lĩnh vực : lĩnh vực kế toán công, lĩnh vực tài chính công, lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, lĩnh vực kiểm toán, lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
- Về lĩnh vực kế toán công: các sinh viên sẽ được học các kiến thức về kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán các khoản thanh toán, kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, kế toán nguồn kinh phí và các khoản thu HCSN đo là việc tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước,…
- Lĩnh vực tài chính công: đó là việc quản lý các nguồn tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp công, của các đơn vị công ở địa phương thông qua việc quản lý vấn đề thu chi các khoản ngân sách nhà nước.
Giữa kế toán công và tài chính công có sự khác biệt là tài chính công hoạt động không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận, còn kế toán công hoạt động vì mục đích kinh doanh phi lợi nhuận.
- Lĩnh vực kế toán doanh nghiệp: hình thức hoạt động là trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, sinh viên sẽ được học các môn như nguyên lý kế toán, tài chính 1, tài chính 2, tài chính 3. Mỗi môn học sẽ được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ trong kế toán doanh nghiệp ví dụ về lĩnh vực chi phí và có nhiều loại chi phí khác nhau, doanh thu, lợi nhuận,… và tất cả chúng sẽ được hạch toán theo từng tài khoản riêng biệt
- Lĩnh vực kiểm toán: trong lĩnh vực này các sinh viên phải nắm bắt được các kiế thức co bản của kế toán mới thực hiện được, nhiệm vụ trong lĩnh vực kế toán là phải tìm ra được các lỗi sai sót trong quá trình kế toán hạch toán, các lỗi như thiếu hay thừa nghiệp vụ, không đúng với các chuẩn mực kế toán đã ban hành,…
- Lĩnh vực tài chính doanh nghiệp: Các sinh viên sẽ được học về quản lý các dòng tiền ra, dòng tiền vào, cách tính các kỳ luân chuyển vốn, vòng quay thu hồi nợ trong doanh nghiệp, Việc chi trả các khoản lợi tức, cổ tức cho các cổ đông,… Những kiến thức này sinh viên sẽ được học ở giá trình tài chính doanh nghiệp 1 và tài chính doanh nghiệp 2.
Ngành kế toán công ra trường làm những vị trí gì?
Đối với các đơn vị khối chính phủ chung và các đơn vị phi chính phủ
Các sinh viên chuyên ngành kế toán công sau khi tốt nghiệp sẽ là các công nhân, viên chức tại các cấp từ trung ương đến địa phương như các cơ quan ở bộ và ngang bộ với số lượng khá lớn về các lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, cơ quan cấp tĩnh, cơ quan cấp huyện, cơ quan cấp xã.Mỗi cấp có số lượng nhân viên kế toán khác nhau.
Đối với khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm kế toán tại các công ty, các doanh nghiệp tại phòng tài chính kế toán có thể là kế toán trưởng nếu đã có chứng chỉ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, nhân viên kế toán theo từng lĩnh vực như kế toán kho, kế toán chi phí, kế toán doanh thu, kế toán quỹ tiền mặt, kế toán ngân hàng,…
Đối với các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính,… sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể được làm các chuyên viên về tư vấn tài chính, tư vấn về các biến động của tài chính trên sàn chứng khoán, có thể là các giao dịch viên tại ngân hàng,…
Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng trong tương lai
Các sinh viên sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước tùy theo năng lực. Đối với những sinh viên có năng lực và có chứng chỉ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp thì sinh viên đó có triển vọng trong việc phát triển nghề, phát triển sự nghiệp của bản thân rất cao, và phát triển đơn vị, có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực kế toán nói riêng.
Xin chào, đây là một bình luận
Để bắt đầu với quản trị bình luận, chỉnh sửa hoặc xóa bình luận, vui lòng truy cập vào khu vực Bình luận trong trang quản trị.
Avatar của người bình luận sử dụng Gravatar.
cho em hỏi học kế toán công mình có thể làm việc ở doanh nghiệp không ạ
em vẫn không hiểu rõ về ngành nghề này lắm