Kế Toán Cần Có Những Kỹ Năng Gì Trong Công Việc?

14843 lượt xem Giáo Dục



Các sĩ tử khi bước vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết thúc 12 năm học sẽ bước sang một chặng đường mới – học đại học – định hướng nghề nghiệp. Đây sẽ là tiền đề để các bạn phát triển, đặt những bước đi đầu tiên đến công việc bạn mong muốn sẽ làm sau khi ra trường. Bạn đã có suy nghĩ về ngành mình sẽ theo học chưa? Bạn mong muốn ra trường làm công việc gì? Bạn đã nghe về ngành kiểm toán chưa? Là một ngành mới nhưng kiểm toán nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.

Kiểm toán là ngành mới xuất hiện ở nước ta từ những năm 90, cụ thể vào ngày 13/5/1991 hai công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ:

  • Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165-TC/QĐ/TCCB)
  • Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QĐ164-TC/QĐ/TCCB) sau này đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán – AASC (quyết định 639-TC /QĐ/ TCCB ngày 14/9/1993).
  • Kiểm toán là gì?

Khi nói đến kiểm toán, chúng ta phải nhắc lại về kế toán, bởi lẽ, đây là hai phạm trù có sự liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời công việc có sự tương quan mật thiết. Kế toán là công việc liên quan đến việc theo dõi, định khoản các hoạt động kinh tế, quản trị của doanh nghiệp do kế toán viên theo dõi và lập báo cáo vào cuối kì kế toán. Kiểm toán hiểu nôm na là hoạt động kiểm tra lại quá trình kế toán. Với mục đích phát hiện sai phạm của đối tượng cần kiểm toán. Kiểm toán dành cho các đối tượng không có nghiệp vụ chuyên môn nhưng mong muốn tìm ra sai phạm, hoặc căn cứ cụ thể đối với doanh nghiệp từ đó có quyết định đúng đắn. Những người cần thuê kiểm toán viên kiểm tra thường là ban giám đốc của doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhà nước hoặc đối thủ cạnh tranh.

Căn cứ vào hình thức tổ chức, kiểm toán sẽ được chia thành 3 loại:

  • Kiểm toán độc lập: Là một loại hình dịch vụ, chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và trả phí thông qua hợp đồng kinh tế. Đối với kiểm toán độc lập, các kiểm toán viên sẽ làm việc ở doanh nghiệp kiểm toán, và thực hiện công việc kiểm toán khi có yêu cầu
  • Kiểm toán nhà nước: Các kiểm toán viên sẽ làm việc tại các cơ quan của nhà nước, phục vụ các công việc kiểm tra và giám sát của nhà nước về tiền, ngân khố, quỹ dự trữ,..
  • Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán viên của doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, đối tượng kiểm toán thường là hệ thống quy định của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, những sai phạm còn tồn tại,…

Qua đó, ta có thể biết thêm một điều, sinh viên sau khi ra trường đi làm kiểm toán viên có thể làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan kiểm toán hoặc doanh nghiệp kiểm toán. Đối với nơi làm việc khác nhau, đối tượng kiểm toán của các kiểm toán viên có sự chuyên môn hóa riêng biệt nhưng nhìn chung kiểm toán viên vẫn phải thực hiện những công việc giống nhau.

  • Chức năng – nhiệm vụ của một kiểm toán viên

Công việc của kiểm toán viên là gì? Đại khái, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm tra quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đối tượng kiểm toán bằng các phương pháp khác nhau để xác thực độ chính xác mà các thông tin. Chức năng của kiểm toán viên cụ thể:

  • Xác minh tính xác thực và pháp lý của các báo cáo tài chính, doanh thu, công nợ,..
  • Đưa ra các ý kiến về mức độ trung thực của báo cáo.
  • Tư vấn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp ( chủ thể kiểm toán ) về cách khắc phục, sửa sữa các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán.

Công việc của kiểm toán viên giống như một thanh tra trong lĩnh vực tài chính, chuyên tìm ra những khuyết điểm, sai phạm của doanh ngiệp và biện pháp khắc phục.

  • Lí do khiến kiểm toán “hot” trên thị trường tuyển dụng

Là một ngành được coi là mới trên thị trường tuyển dụng, tuy nhiên, kiểm toán luôn thu hút được các sĩ tử quan tâm đến. Phải chăng ngành nghề này có gì đó thu hút được nhiều sĩ tử chú ý đến như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lí do đó nhé !

  • Kiểm toán viên luôn được làm việc trong môi trường mới

Bản chất công việc của kiểm toán là kiểm tra và dò xét sai phạm, độ hợp lý của các đối tượng kiểm toán, nên với mỗi đối tượng toán khác nhau, môi trường làm việc của kiểm toán viên lại khác nhau. Được tiếp xúc với nhiều ngành nghề, nhiều công việc, khiến kiểm toán viên luôn phải năng động, điều này rất thích hợp với các bạn trẻ luôn muốn năng động và không chịu bó buộc mình ở một môi trường làm việc cố định.

  • Có cơ hội có việc làm cao

Ra trường có việc làm luôn là mong muốn của các bạn sinh viên, nhiều bạn đổ xô vào học những ngành có thế mạnh trong nền kinh tế, những ngành nghề mà thị trường đòi hỏi với mong muốn ra trường có một công việc thích hợp. Kiểm toán là một lĩnh vực mới, một mỏ tài nguyên quý giá chưa được khai phá hết. Các công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn, có vốn liên doanh nước ngoài đều cần kiểm toán viên để có thể hoàn thiện hơn về bộ máy quản lý, khắc phục các sai phạm mà ban giám đốc không thể thấy. Việc này mở ra cơ hội rất lớn cho ngành kiểm toán Việt Nam.

  • Mức thu nhập cao

Làm một ngành trong khối ngành kinh tế, thu nhập của kiểm toán viên được tính là cao so với mặt bằng chung. Và mức thu nhập này còn tăng lên theo số năm kinh nghiệp cùng công sức, năng suất bạn đạt được quá trình làm việc. Kiểm toán viên là người tìm ra những điều  ẩn giấu trong bộ máy của doanh nghiệp, những sai phạm ti vi, hoặc những điều bất hợp lý để doanh nghiệp có thể khắc phục. Cách khắc phục nó có thể rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể nhìn ra điều đó, dựa theo đó, lương kiểm toán viên cũng ở mức khiến nhiều bạn trẻ mong muốn.

  • Kiểm toán viên có tính độc lập cao

Nếu bạn không giỏi làm việc làm việc nhóm, bạn thích tự mình hoàn thành công việc của mình thì đây cũng là một công việc phù hợp với bạn. Độc lập là điều mà các kiểm toán viên cần có để giữ cho kết quả kiểm toán cũng đánh giá là trung thực và chính xác nhất. Tuy nhiên, đánh giá của kiểm toán viên vì có tính độc lập nên thường có tính chủ quan khá cao.

Là một ngành nghề có độ “hot” cao như vậy, phải làm gì để có thể trở thành kiểm toán viên chuyên nghiệp, để có thể làm tốt công việc được giao. Hãy tìm hiểu những điều cần thiết để trở thành một kiểm toán viên giỏi

  • Những điều cần thiết để trở thành một kiểm toán viên giỏi

Để có thể trở thành một kiểm toán viên giỏi bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cùng kiến thức chuyên môn và đa dạng nhất, bạn sẽ không biết mình sẽ kiểm toán những đối tượng ở những địa điểm cụ thể nào trong tương lai đúng không nào? Vậy nên, để làm một kiểm toán viên chuyên nghiệp, bạn cần:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Tự tin với chính bản thân mình, khi bạn tiến hành kiểm toán ở một doanh nghiệp, nếu bạn gặp trở ngại trong vấn đề giao tiếp, vậy làm sao bạn có thể đưa ra những đánh giá, kết luận hay lời khuyên cho doanh nghiệp?

Kỹ năng giao tiếp không chỉ đối với tiếng bản xứ, còn đối với kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của bạn. Là một kiểm toán viên, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều loại hình công ty, trong đó công ty nước ngoài là một điều không thể tránh khỏi khi thị trường Việt Nam đang mở cửa và hội nhập. Bạn sẽ ra sao nếu ngoại ngữ của bạn quá kém?

  • Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng

Kiểm toán viên sẽ phải xem xét, tìm ra những sai phạm của doanh nghiệp, sau đó đưa ra những báo cáo xác thực về hiện trạng cũng như vấn đề. Các báo cáo này sẽ được thể hiện dưới dạng word, excel,.. chính vì vậy kỹ năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng là vô cùng cần thiết.

  • Sẵn sàng với các chuyến “du lịch”

Kiểm toán viên luôn trong trạng thái có thể đi “ du lịch” bất kì lúc nào, bởi lẽ, các đối tượng của kiểm toán viên là các doanh nghiệp nên khi có yêu cầu, các kiểm toán viên sẽ đi đến các doanh nghiệp để  tác nghiệp, chính vì thế, kiểm toán luôn trong trạng thái sẵn sàng cho các chuyến du lịch bất ngờ

  • Có tư duy nhanh nhẹn

Là kiểm toán viên, không chỉ có nhiều kỹ năng, kiến thức rộng, bạn cần có tư duy nhanh nhẹn cùng linh hoạt. Các lỗi sai phạm, bất hợp lý ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, không doanh nghiệp nào giống với doanh nghiệp nào. Những gì bạn học trên sách vở đều chỉ là giả định, khi đi làm bạn sẽ đối mặt với thực tế khác xa những gì đã được học, được dạy. Điều này đỏi hỏi kiểm toán viên phải nhanh nhạy với công việc, tinh ý để phát hiện ra chính xác sai phạm cùng những điều không thỏa đáng mà công ty gặp phải.

  • Áp lực công việc căng thẳng

Có một điều nếu bạn muốn làm kiểm toán viên sẽ phải đối mặt, đó là áp lực. Áp lực công việc của kiểm toán viên vô cùng nặng nề. Đối với việc kiểm toán viên cho các công ty, doanh nghiệp lớn, hệ thống công ty phức tạp, nhưng ban giám đốc yêu cầu phải có kết quả trong thời gian có hạn, nên việc bạn phải thức đêm cày khuya để làm cho xong công việc là điều rất dễ dàng có thể nhận thấy. Không như kế toán, áp lực của kế toán viên được thể hiện nhiều nhất ở cuối mỗi kỳ kế toán, kiểm toán viên có áp lực nặng nề trong suốt quá trình làm việc. Những gì bạn bỏ ra sẽ được đền đáp bằng mức lương bạn nhận được, quả là không dễ dàng gì.

  • Kết luận

Kiểm toán viên là một công việc không hề dễ dàng, tuy nhiên nó lại nắm giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp,  dù có khó khăn cản trở cũng không thể làm trùm bước của các bạn trẻ nhiệt tình. Hãy cố gắng tiến bước trên con đường đã chọn, chúc các bạn thành công với nghề !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *